Phân loại các dòng biến tần có mặt trên thị trường
Đầu tiên biến tần phân loại thành dòng biến tần trung thế và hạ thế. Biến tần phổ biến ở dòng hạ thế có điện áp vào ra thường là 110v, 220v và 380v. Biến tần trung thế có điện áp ngõ ra thường rất lớn và số đơn vị dùng ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Phân loại biến tần theo xuất sứ. Biến tần phân theo xuất sứ thường chia làm một số nhóm Nhật Bản như Yaskawa, Mitsubishi, Omron, Toshiba, Panasonic, Đài Loan như: Delta, QMA, Cutes, Hàn Quốc như LS Hyundai. Châu Âu như ABB, Siemens, Trung Quốc như Invt, Veichi, V&T.
Phân loại theo dạng tải là biến tần tải nặng dùng cho cầu trục, nâng hạ, máy nghiền, ly tâm, biến tần tải nhẹ hoặc tải thường dùng cho bơm quạt. Theo thông thường thì biến tần tải nặng có thể sử dụng tốt cho dạng tải thường, tuy nhiên trong trường hợp ngược lại thì biến tần tải nhẹ không thể sử dụng cho loại biến tần tải nặng, vì vậy khi chọn tải cho biến tần các bạn cần lưu ý.
Ngoài ra biến tần còn phân theo một số chức năng như: chỉ có chạy v/f, điều khiển được vector vòng kín, vòng hở, biến tần chạy được torque kín, torque hở, chạy được điều khiển PID. Tùy mỗi ứng dụng cụ thể mà chúng ta phải chọn lựa dòng biến tần cho thích hợp.
Ứng dụng thực tế của biến tần
Một trong những ứng dụng của biến tần là dùng để điều khiển tốc độ của động cơ 3 pha, Trong một số máy móc, dây chuyền thì thay vì sử dụng giải pháp cơ khí để thay đổi tốc độ như hộp giảm tốc có thay đổi được tỷ lệ truyền thì biến tần sẽ giải quyết được thay đổi tốc độ ở dạng vô cấp. Lưu ý là khi lắp biến tần để thay đổi tốc độ motor tuy nhiên sẽ có thể làm giảm momen định mức đầu ra của động cơ 3 pha. Trong trường hợp này do bản thân của mô tơ 3 pha sẽ bị giảm torque khi chạy ở dưới tốc độ định mức chứ không phải do biến tần.
Dựa vào đặc tính thay đổi tốc độ của motor thì người ta còn ứng dụng biến tần để giảm tiêu thụ điện năng của động cơ ở một số dạng tải như máy nén khí, máy ép-đùn nhựa, hệ thống quạt gió. Lượng điện năng tiết kiệm điện của từng ứng dụng phục thuộc rất nhiều vào thông số động cơ cũng như chế độ hoạt động của motor.
Biến tần còn có một ứng dụng khác được sử dụng rất nhiều trong trường hợp nhà xưởng chỉ có điện 1 pha nhưng lại máy móc lại có động cơ 3 pha. Trong trường hợp này người ta sẽ sử dụng biến tần vào 1 pha 220v ra 3 pha 220v để cho động cơ 3 pha hoạt động.
Vviệc gắn biến tần cho động cơ 3 pha còn giúp cho động cơ khởi động mềm hơn giúp bảo vệ hệ thống điện cũng như giảm sốc cơ khí cho động cơ. Biến tần còn giúp bảo vệ quá tải, quá áp, quá dòng trong quá trình hoạt động của motor.
Những ứng dụng phổ biến thường lắp biến tần trong thực tế như là băng tải, lò hơi, máy giặt công nghiệp, cầu trục nâng hạ, thang máy, máy đóng gói, máy móc ngành bao bì.
Khi muốn mua biến tần phải chuẩn bị những thông tin gì ?
Để có thể mua được đúng loại biến tần mà quý khách hàng đang cần các bạn nên chuẩn bị trước một số thông tin như sau:
- Điện áp cấp nguồn cho biến tần là gì ? thường thì biến tần sẽ sử dụng một số nguồn cấp như sau: 1 pha AC 110v, 1 pha AC 220v, 3 pha AC 220v, 3 pha AC 380-400v. Ngoài ra còn có một số loại biến tần sử dụng nguồn cấp DC mà loại này thường rất ít gặp trên thực tế, chỉ dùng cho một số loại đặc biệt.
- Tiếp theo các bạn chuẩn bị thông tin về công suất và điện áp của motor bạn sử dụng là bao nhiêu ? Lưu ý các bạn cần phân biệt rõ nguồn cấp cho biến tần và điện áp của motor vì hiện nay trên thị trường có một số loại nguồn cấp vào biến tần và nguồn ra motor có mức điện áp khác nhau.
- Các bạn cũng nên cung cấp thêm thông tin về sản phẩm bao gồm mã hàng cũ là gì ? nguyên nhân hư hỏng thiết bị cũ ? motor này chạy cho ứng dụng gì để thuận tiện cho nhà cung cấp biến tần tư vấn đúng và đủ loại biến tần thích hợp cho bạn.
- Đối với loại biến tần lắp ở không gian quá nhỏ hẹp thì các bạn cũng nên quan tâm đến thông số kích thước để tránh trường hợp mua biến tần về không gắn được.
Chi tiết cách chọn công suất biến tần theo động cơ
Theo như thông thường thì motor công suất bao nhiêu thì chọn biến tần công suất bấy nhiêu. Tuy nhiên trên thực tế để tiết kiệm chi phí hoặc sử dụng với tuổi thọ bền hơn thì có nhiều cách để chọn công suất cho biến tần như sau, mời các bạn tham khảo thêm.
Chọn công suất biến tần theo dòng điện của động cơ
Đối với một số loại motor 3 pha không có nhãn hay template thì việc xác định công suất của motor rất khó nếu không có chuyên môn về điện cơ, trong trường hợp này thì phải dựa dòng điện của motor để chọn công suất của biến tần. Có nhiều cách để thử ví dụ như cho chạy không tải hoặc có tải để xác định dòng điện lúc chạy, sau khi đã xác định được dòng điện này thì ta sẽ quy chiếu dòng này với dòng điện định mức của từng công suất biến tần để chọn công suất chính xác biến tần cho động cơ này.
Lưu ý khi chọn biến tần theo cách này các bạn phải xác định rõ dòng điện ứng với điện áp bao nhiêu để chọn công suất biến tần cho chính xác nhé. Ví dụ như motor khách báo chạy 40A vậy là bạn đinh ninh rằng biến tần tầm 11kW 220v nhưng trong khi đó đây có thể là ampe ở điện áp 380v.
Biến tần nhỏ có chạy được cho động cơ lớn ?
Đối với motor khi chạy có tải mà dòng điện chạy ngang với dòng định mức của motor thì khả năng cao là biến tần công suất nhỏ hơn sẽ không chạy được cho motor này. Một số trường hợp ít mà biến tần nhỏ vẫn có khả năng chạy được cho motor lớn là động cơ này chạy non tải dẫn tới ampe khi chạy rất thấp nên khi sử dụng biến tần công suất nhỏ hơn vẫn chạy tốt được.
Việc sử dụng biến tần nhỏ chạy cho motor lớn chỉ áp dụng đối với trường hợp bắt buộc do không có giải pháp nào khác, bởi vì khi dùng như thế thì độ bền của biến tần sẽ không cao, do thiết bị sẽ bị nóng trong quá trình hoạt động dẫn tới việc nhanh hư hỏng. Ví dụ như dòng có tải của động cơ 15kW đang là 22 ampe ở điện áp 380v thì các bạn vẫn có thể dùng biến tần 11kw 380v để sử dụng vì biến tần 11kw thường có điện áp định mức tới 23ampe.
Sử dụng biến tần công suất càng lớn sẽ càng bền ?
Đều này hoàn toàn chính xác, tuy nhiên chọn công suất càng lớn sẽ khiến cho giá thành của sản phẩm tăng cao gây tốn kém chi phí. Trong thực tế để cho biến tần bền hơn thì người ta chỉ cần chọn biến tần trên 1 cấp hoặc 2 cấp để giúp tuổi thọ biến tần lâu hơn. Ví dụ động cơ 15kW thì có thể chọn biến tần 18.5kW hoặc 22kW như vậy là tốt nhất.
Lưu ý đối với một số ứng dụng và loại motor đặc biệt thì việc chọn biến tần công suất lớn hơn motor quá nhiều sẽ dẫn tới trường hợp biến tần hoạt động bị lỗi hoặc gây cháy nổ cả biến tần và motor. Khi chọn công suất biến tần lớn hơn động cơ thì các bạn cần lưu ý cài đặt lại thông số motor để cho việc bảo vệ động cơ của biến tần được tốt hơn vì theo mặc định các thông số bảo vệ của biến tần công suất lớn hơn sẽ đang bảo vệ cho motor loại lớn hơn.
Chọn công suất biến tần cho động cơ theo từng ứng dụng
Thực tế hiện nay khi lựa chọn công suất biến tần người ta thường quan tâm bạn sử dụng cho ứng dụng gì ? hay chạy cho motor của máy gì ? Nguyên nhân của việc này chính là do đặc tính tải của mỗi ứng dụng thường là khác nhau nên cũng dẫn tới việc lựa chọn công suất cho biến tần khác nhau.
Việc chọn công suất theo từng ứng dụng tàm được chia làm 3 loại như sau:
- Đầu tiên là dạng tải nhẹ thường được sử dụng cho tải bơm nước thường, băng tải và tải quạt. Lưu ý có một số loại bơm nước loại bơm cao áp không nằm trong dạng tải nhẹ này. Khi gặp ứng dụng này các bạn chỉ cần chọn biến tần bằng với công suất của motor hoặc thậm chí đổi với motor chạy ampe thấp có thể nhỏ hơn 1 cấp vẫn chạy tốt.
- Tiếp theo là loại tải trung hoặc tải thường thường là một số dạng máy như máy in ống đồng, máy ó keo, máy ép nhựa. Đối với biến tần chạy cho tải trung thì các bạn chọn biến tần vừa bằng công suất động cơ hoặc lớn hơn 1 cấp là ổn.
- Loại thứ 3 là dạng tải nặng hay siêu nặng thường gặp ở tải nâng hạ, nghiền hay ly tâm. Đối với loại này thì các bạn cần chọn công suất biến tần lớn hơn công suất motor từ 1-2 cấp thì mới đảm bảo được độ bền.
Cách xem thông số namplate nhãn của biến tần
Khi muốn kiểm tra thông số của biến tần thường thì chúng ta phải dựa vào nhãn hoặc nameplate của biến tần, một số thông tin các bạn sẽ đọc được trên nhãn bao gồm:
- Thông tin quan trọng nhất thường là mã hàng, trong mã hàng thường mô tả đầy đủ đặc điểm của sản phẩm.
- Nguồn cấp cho biến tần là bao nhiêu?
- Ngõ ra tối đa biến tần là bao nhiêu volt, hz, ampe?
- Tên thương hiệu của hãng sản xuất và xuất sứ.
- Ngoài ra còn một số khác liên quan tới số seri version và một số tiêu chuẩn của sản phẩm.
Ví dụ về nhãn nameplate của một biến tần:
- Model chính là mã hàng: CIMR-AC2A0021FAA
- MAX APPLI.MOTOR: công suất tôi đa của động cơ dùng cho biến tần này.
- INPUT: điện áp ngõ vào và ampe tối đa.
- OUTPUT: Điện áp, tần số, ampe tối đa của ngõ ra.
- MASS: cân nặng của sản phẩm.
- IP20, RoHS: là tiêu chuẩn bảo vệ của sản phẩm.
Bạn có thể tham khảo thêm trên website: TCSAUTOMAT.COM